Kết quả tìm kiếm cho "Bâng khuâng chiều quê"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 20
Mùa có hẹn, thềm rải nắng đón tháng Chín về trong trời chiều xào xạc, rợp bóng cánh cò trắng trên cánh đồng xa xa. Vừa thân quen, lại vừa xa lạ, sống đến từng này đời người, ta đã đi qua không biết bao nhiêu tháng Chín, ấy vậy mà tháng Chín vừa sang, lòng ta lại bâng khuâng, xao xuyến lạ lùng.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - nhà lãnh đạo mẫu mực, người cộng sản kiên trung, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời - suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Với 92 tuổi đời, gần 70 năm liên tục hoạt động cách mạng, được Đảng, Nhà nước phân công giữ nhiều trọng trách, Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người chiến sĩ kiên cường và mẫu mực, vị lãnh tụ kính mến và thân thiết, trọn đời đấu tranh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Đồng chí là tấm gương sáng để các thế hệ học tập, noi theo.
Tôi đi làm vào những năm đầu của thập niên 1980. Lần đầu bước chân vào công sở, đang dạ thưa với sếp thì chiếc điện thoại bàn đen bóng ở góc bàn đổ chuông, sếp trả lời gì đó với người đang ở đầu dây bên kia khiến tôi có ấn tượng về chiếc điện thoại đến tận bây giờ. Thời ấy, hầu hết các cơ quan chỉ có vài chiếc điện thoại, lắp ở phòng của các sếp và 1 chiếc ở văn phòng để dùng chung. Điện thoại ở văn phòng thường để trong hộp kính. Hết giờ làm việc, văn phòng khóa hộp lại, đề phòng mọi người sử dụng cho việc riêng. Rồi sau này đến chơi ở nhà bạn, vốn là một gia đình công chức cấp trung, thấy phòng khách bày chiếc piano, bên cạnh có chiếc điện thoại giả cổ… nhìn sang trọng càng khiến ấn tượng của tôi về chiếc điện thoại trở nên mạnh hơn.
Một chiều đi ngang những xóm làng, bãi bồi ven sông miên man xanh biếc, mảnh vườn của mẹ lại hiện về sống động trong tôi. Những xa xưa bỗng được đánh thức bởi mùi hương ngày cũ từ hoa cỏ, rạ rơm, từ ngọn khói la đà mẹ đốt lá rụng buổi chiều tàn. Khu vườn của mẹ có mảnh đất phủ rơm trồng đậu bên luống rau xanh mỡ màng, hàng mía ngọt lao xao trong gió, những bụi khoai môn mọc ven khe nước nhỏ. Tôi thích đi chân trần giữa những luống rau, hoa lá trong vườn, nghe tiếng chim thánh thót quanh mình điệp khúc bình yên.
Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Ngày ra đi, Bảo nói với tôi nhất định Bảo sẽ trở về chốn này. Và rồi Bảo không về. Bánh xe thời gian cứ quay mải miết. Những mùa xuân lần lượt trôi qua trong nuối tiếc, bâng khuâng, hồ nghi, nỗi buồn pha lẫn sự đợi chờ vô vọng. Bảo ngày một xa dần.
Sau những rực rỡ mai đào ngày Tết, những tiếng cười rộn rã niềm vui gặp gỡ mùa xuân; quê lại trở về nhịp sống đời thường trầm mặc như mái đình rêu phong nghìn năm cổ tích. Một sắc tím hoa xoan nơi ngõ quê sao cứ nôn nao lòng người giữa những cơn mưa riêu riêu hạt nhớ. Dẫu không còn thảng thốt với cảnh tháng ba ngày tám, vậy mà những khoảnh khắc xuân đã cạn ngày sao lòng ta không khỏi bâng khuâng về bóng dáng làng xưa!
Năm Quý Mão sắp qua và năm Giáp Thìn sắp đến. Mỗi năm Tết đến, mỗi chúng ta đều cảm thấy mới lạ, bâng khuâng. Từ "Tết" đã gieo vào lòng mỗi người dân Việt Nam dù ở quê hương hay ở phương trời xa xứ những cảm xúc thật thiêng liêng, khó tả:
Cuối thu, tiết trời se lạnh. Cảnh vật khắp nơi bao trùm một màu khói sương lãng đãng. Bầu trời cao vời vợi, mây lơ lửng thành tầng. Lá vàng lác đác nhẹ rơi trong gió heo may xào xạc. Những ngọn gió cuối thu nhẹ nhàng mang theo hơi lạnh báo hiệu mùa đông sắp tới khiến tiết trời cuối thu thêm dịu dàng, đằm thắm. Có cái gì đó man mác, bâng khuâng khi mỗi sớm mai thức dậy, mở cửa sổ ra chợt nghe cơn gió se sẽ rón rén bay vào.
Được viết từ phút giây 'Bỗng nhận ra hương ổi…', bài thơ 'Sang thu' cũng là khoảnh khắc thăng hoa những cảm xúc, những trải nghiệm của Hữu Thỉnh.
Podcast Truyện ngắn - Tản văn được phát trên Báo An Giang online. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe tác phẩm “Bâng khuâng chiều quê” của tác giả Trần Hiền đăng trên Báo Thanh Hóa, qua giọng đọc của Thành Trung.
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, một khuôn mặt thi ca quen thuộc với công chúng, đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 5 giờ ngày 6-7 tại TP HCM, hưởng thọ 75 tuổi